Tóm tắt
– Hạ natri máu (nồng độ natri huyết thanh thấp) là một rối loạn điện giải phổ biến ở người cao tuổi
– Thuốc là một nguyên nhân phổ biến gây hạ natri máu
– Người cao tuổi có nguy cơ cao gặp hạ natri máu hơn do nhiều yếu tố nguy cơ. Cần thận trọng khi sử dụng các thuốc có khả năng gây hạ natri máu ở người cao tuổi.
Bảng 1: Các nhóm thuốc nghi ngờ gây hạ natri máu ở bệnh nhân trên 65 tuổi (số liệu từ 1/1/2000 – 31/12/2023)
Nhóm thuốc | Thuốc nghi ngờ | Số lượng báo cáo ca |
Thuốc lợi tiểu | Bendroflumethiazid | 35 |
Clortalidon | 8 | |
Thuốc ức chế bơm proton | Omeprazol | 22 |
Thuốc chống trầm cảm | Citalopram | 19 |
Fluoxetin | 14 | |
Paroxetin | 9 | |
Escitalopram | 6 | |
Venlafaxin | 7 | |
Thuốc chống động kinh | Carbamazepin | 8 |
Thuốc đối kháng thụ thể Angiotensin II | Cilazapril | 6 |
Kháng sinh | Trimethoprim | 6 |
Các thuốc khác | Colecalciferol | 12 |
Cân nhắc khi kê đơn
Nhiều thuốc có thể gây hạ natri máu. Cần đọc kỹ tờ thông tin sản phẩm của thuốc. Khi kê đơn các thuốc gây hạ natri máu cho người cao tuổi, nhân viên y tế cần lưu ý những điều sau:
– Thận trọng khi dùng thuốc
– Cân nhắc giảm liều hoặc sử dụng các liệu pháp điều trị thay thế nếu cần dùng kết hợp nhiều thuốc có thể gây hạ natri máu
– Các ca hạ natri máu đa số xảy ra trong vài tuần đầu dùng thuốc. Tuy nhiên, tình trạng hạ natri máu có thể xảy ra trong cả quá trình điều trị nếu xuất hiện các yếu tố nguy cơ hoặc có bệnh mắc kèm.
– Xét nghiệm nồng độ natri máu trước và ngay sau khi bắt đầu điều trị. Tiếp tục theo dõi chặt chẽ nồng độ natri máu trong suốt quá trình điều trị
– Nếu bệnh nhân gặp tình trạng hạ natri máu do thuốc, cần kiểm soát nồng độ natri máu của bệnh nhân và ngừng sử dụng thuốc nghi ngờ ngay lập tức.
Trên đây là khuyến cáo lưu ý khi sử dụng các thuốc có nguy cơ cao hạ natri máu trên đối tượng người lớn tuổi. Các y, bác sĩ lưu ý khi kê đơn để đảm bảo thuốc sử dụng an toàn, hợp lý.